Hai siêu giới, bốn giới Giới_(sinh_học)

Việc phát hiện ra vi khuẩn có cấu trúc tế bào khác biệt cơ bản với các sinh vật khác - tế bào vi khuẩn có 1 hay 2 lớp màng nằm tại hay gần với bề mặt của nó, trong khi các sinh vật khác có cấu trúc phức tạp hơn với nhân và các cơ quan tử khác được phân chia bằng các màng nội tế bào — đã dẫn tới việc nhà vi sinh vật học Edouard Chatton đề xuất việc phân chia sự sống thành các sinh vật có nhân vào Eukaryota và các sinh vật không nhân vào Prokaryota.[3]

Đề xuất của Chatton đã không được chọn ngay, hệ thống điển hình hơn là của Herbert Copeland, trong đó ông xếp các sinh vật nhân sơ (Prokaryota) vào một giới riêng, ban đầu gọi là Mychota nhưng sau đó được gọi là Monera hay Bacteria.[4] Hệ thống bốn giới của Copeland đặt tắt cả các sinh vật nhân chuẩn mà không là động vật hay thực vật vào giới Protista.[5]

Dần dần, một điều trở nên rõ ràng là các khác biệt giữ sinh vật nhân chuẩn/sinh vật nhân sơ có tầm quan trọng như thế nào, và Stanier cùng C.B. van Niel đã truyền bá đề xuất của Chatton trong thập niên 1960.[6]

Mô hình trình diễn hệ thống ba giới của Ernst Haeckel (Plantae, Protista, Animalia) trong cuốn Generelle Morphologie der Organismen của ông năm 1866.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Giới_(sinh_học) http://adsabs.harvard.edu/abs/1969Sci...163..150W http://adsabs.harvard.edu/abs/1990PNAS...87.4576W http://home.manhattan.edu/~frances.cardillo/plants... http://waynesword.palomar.edu/trfeb98.htm //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC54159 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/2112744 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/5762760 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/9809012 http://journals.cambridge.org/action/displayAbstra... //dx.doi.org/10.1073%2Fpnas.87.12.4576